Covid mang lại những ảnh hưởng gì cho người mắc phải
- ADMIN
- 09/03/2022
Covid mang lại những ảnh hưởng gì cho người mắc phải?
Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 mang tâm lý lo lắng
Tại Hà Nội những ngày qua liên tục ghi nhận số ca mắc đứng đầu cả nước, luôn ở mức trên 5.000 ca mỗi ngày. Trước bối cảnh này, nhiều người lo ngại có thể đối diện những di chứng nặng nề hậu Covid-19.
Covid mang lại những ảnh hưởng gì cho người mắc phải?
Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 mang tâm lý lo lắng
Tại Hà Nội những ngày qua liên tục ghi nhận số ca mắc đứng đầu cả nước, luôn ở mức trên 5.000 ca mỗi ngày. Trước bối cảnh này, nhiều người lo ngại có thể đối diện những di chứng nặng nề hậu Covid-19.
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ, Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hàng ngày vẫn có nhiều bệnh nhân sau Covid-19 đến để phục hồi chức năng hô hấp.
"Có một vài trường hợp bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 bị ho mãn tính, ho kéo dài. Họ cảm thấy rất khó chịu, bị ảnh hưởng đến sinh hoạt từ miếng ăn, giấc ngủ tạo thành vòng xoắn rối loạn về tâm lý. Người bệnh lo lắng, lúc nào cũng nghĩ mình bị tổn thương gì đó khiến họ ho như vậy", bác sĩ Thơ chia sẻ.
Theo bác sĩ Thơ, ngoài ra, triệu chứng khó thở cũng hay gặp ở một số bệnh nhân hậu Covid-19. Họ cảm thấy thở hụt hơi, khó thở khi gắng sức khiến người bệnh không muốn quay trở lại với công việc trước đây.
Có người sợ đi bộ xa sẽ bị mệt hoặc bị gì đó, không thể nào trở lại sinh hoạt bình thường. Rõ ràng như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày rất nhiều.
Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, đối với trường hợp biến chứng hậu Covid-19 như trên, các bác sĩ sẽ cần kết hợp nhiều yếu tố trong quá trình điều trị, trong đó có cả phần can thiệp về tâm lý cho bệnh nhân.
"Ngoài vấn đề tâm lý chúng tôi có nhiều biện pháp để hỗ trợ, tăng cường khả năng thích nghi của người bệnh. Tăng cường khả năng dung nạp, lấy lại các hoạt động gắng sức. Sau Covid-19, một số vấn đề liên quan đến chức năng phổi sẽ bị hạn chế.
Ngoài bài tập thở sẽ có những bài tập thể lực gắn với tập thở giúp cho người bệnh dễ dung nạp hơn với cả cường độ vận động cao hơn một chút chứ cũng vì suốt ngày nghĩ không làm được, tâm lý trạng thái cần được nghỉ ngơi… Đó là hai đối tượng chúng tôi hay gặp nhất hậu Covid-19", bác sĩ Thơ nhấn mạnh.
Những bệnh nhân thời gian nằm viện kéo dài, hôn mê, thở máy… gặp phải vấn đề như teo cơ, rối loạn thăng bằng sau thời gian dài không vận động, rối loạn về giọng nói do đặt nội khí quản… Đó là những bệnh nhân đang được can thiệp mỗi ngày tại bệnh viện.
"Hằng ngày chúng tôi có những bệnh nhân rất nặng đã qua giai đoạn cấp, không phải thở oxy nữa nhưng chưa thể đứng lên đi lại được. Chúng tôi phải cố gắng giúp bệnh nhân quay trở lại cuộc sống bình thường", bác sĩ Thơ nói.
Cảnh báo tâm lý 'Rồi ai cũng sẽ trở thành F0' cần hiểu cho đúng!
Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, bệnh lý nào cũng có biến chứng. Tỉ lệ nhiễm Covid-19 hiện đang cao, ngoài ra virus SARS-CoV-2 hơi đặc biệt hơn so với virus thông thường bởi gây nên tổn thương phổi, tổn thương nhiều cơ quan nặng nề.
"Hiện có không ít người dân thấy số ca nhiễm Covid-19 nhiều, tâm lý nghĩ "rồi ai cũng sẽ nhiễm Covid-19". Tôi không muốn mọi người quá ám ảnh hội chứng sau Covid-19. Câu nói 'Rồi ai cũng sẽ trở thành F0' cần hiểu cho đúng.
Nhiều người tâm lý hoang mang rằng mình bị Covid-19 rồi sau còn bị gì nữa không? Đã khỏi Covid-19 rồi mọi người vẫn sống trong nỗi hoảng sợ như vậy.
Chính vì vậy tôi mới gặp bệnh nhân ho nhưng không dứt được cơn ho. Họ cứ càng bị tâm lý thì càng bị ho. Chúng tôi không muốn mọi người ám ảnh bằng mọi cách mình sẽ không bị Covid-19. Như vậy, những người không may mắn bị sẽ rất tâm lý.
Vì vậy khi đưa ra thuật ngữ hậu Covid-19, Covid-19 kéo dài trước đây cũng rất nhiều tranh cãi. Thực sự nếu đưa như vậy bệnh nhân Covid-19 bị ám ảnh, bị kỳ thị, họ cứ cảm giác mang nó dai dẳng suốt đời", bác sĩ Thơ chia sẻ.
Theo bác sĩ Thơ, mọi người nên bình tĩnh đối phó với Covid-19, tìm hiểu về nó và đi khám đúng chuyên khoa. Đừng mang tư tưởng ai cũng bị nên bị trước, sau đỡ bị nữa.
Chúng ta cố gắng bảo vệ mình để làm sao sống chung với nó, số ca nhiễm tối thiểu nhất hàng ngày để các y, bác sĩ có thể xử lý kịp những bệnh nhân ở giai đoạn cấp, đặc biệt những bệnh nhân nặng, còn nếu không thì Hà Nội cũng toang đấy kể cả tiêm đủ vaccine.
"Nếu mọi người càng lo nghĩ, suy nghĩ đến những di chứng hậu Covid-19 sẽ càng không giải quyết được vấn đề gì cả mà chỉ khiến cho tâm lý bị ảnh hưởng, sinh hoạt bị trì trệ. Người dân cố gắng duy trì nếp sinh hoạt đều đặn như trước đây hết mức có thể.
Nếu mệt chúng ta có thể nghỉ, nhưng nếu cảm thấy sức khoẻ đủ để quay trở lại với sinh hoạt trước đây thì hãy duy trì nó tối đa hết mức có thể. Ví dụ như tiếp tục việc đi bộ hàng ngày, nếu không thể ra ngoài đi bộ tại phòng mình cách ly để tránh vấn đề về tiêu hoá, tim mạch khi bị cách ly.
Chúng ta cứ bình tĩnh, bình tĩnh để lắng nghe cơ thể mình. Đừng quá lo lắng hội chứng hậu Covid-19. Chế độ ăn uống cần phải bổ sung thật nhiều nước hơn hàng ngày càng tốt. Có thể tăng cường vitamin C bởi giúp bảo vệ tế bào rất tốt, giảm sự tấn công của virus, tăng sức đề kháng.
Chúng ta biết nhưng không nên ám ảnh Covid-19 khi cứ phải canh cánh trong lòng có thể sẽ mang theo suốt đời, không phải như thế. Covid-19 không phải bệnh ung thư, còn rất nhiều bệnh lý khác đáng sợ hơn như tiểu đường không chữa khỏi được cứ dai dẳng mãi mãi, phải dùng thuốc cả đời, bệnh tăng huyết áp… rất nhiều bệnh lý khác", bác sĩ Thơ cho biết thêm.
VÌ SAO CẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ SAU NHIỄM COVID-19?
– Dù đa số bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương về tinh thần nhưng cần phải khẳng định, hội chứng hậu Covid là một hội chứng thực thể, xảy ra do những rối loạn bên trong cơ thể chúng ta, chứ không phải đơn thuần chỉ là vấn đề tâm lý hay do bệnh nhân “tưởng tượng” ra.
– Hội chứng hậu Covid do nhiều cơ chế gây ra, triệu chứng đa dạng và không giống nhau ở các bệnh nhân.
– Bệnh lý Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lên phổi mà là bệnh lý tác động đa cơ quan: hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, thận, gan… Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được những bệnh nhân Covid nào có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, do đó bệnh nhân hậu Covid cần được kiểm tra sức khỏe và theo dõi kỹ.
HIỂU VỀ HỘI CHỨNG HẬU COVID
– Hội chứng hậu Covid hay còn gọi là Hội chứng Covid kéo dài, Covid mạn tính, Biến chứng sau nhiễm Covid-19 (hiện nay chưa có tên chính thức)
– Ở những người có tiền sử nhiễm Covid-19 xảy ra tình trạng mắc các hội chứng Covid kéo dài hoặc một số biến chứng sau nhiễm Covid-19 (hiện nay chưa có tên gọi chính thức). Tình trạng này xảy ra từ 3 tháng (kế từ khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19) và kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích bằng các chẩn đoán khác.
CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT HỘI CHỨNG HẬU COVID-19
Hội chứng hậu Covid có nhiều biểu hiện đa dạng và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
– Mệt mỏi hay cảm giác yếu sức (gặp ở hơn 60% số bệnh nhân sau nhiễm Covid)
– Khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức
– Ho kéo dài
– Đau ngực hay khó chịu vùng ngực
– Các triệu chứng ít gặp hơn: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, đau khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.
– Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục sau đợt COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.
– Theo các nghiên cứu ở Trung Quốc trên 50% bệnh nhân có suy giảm chức năng hô hấp sau 30 ngày, ở Đức 78% bệnh nhân ghi nhận có vấn đề về tim mạch sau 2-3 tháng.
Hiểu được những lo lắng về sức khoẻ của khách hàng trong thời điểm Covid lây lan nhanh, Dai-ichi kính tặng quý khách hàng tham gia hợp HĐBH gói Kiểm Tra Hậu Covid cho tất cả thành viên từng bị.
KHÁCH HÀNG ĐƯỢC KIỂM TRA NHỮNG GÌ?
– Do bệnh lý Covid-19 có thể tác động lên nhiều cơ quan khác nhau nên KHÁCH HÀNG cần được đánh giá và kiểm tra tổng quát, toàn diện.
– Tùy theo những rối loạn của bệnh nhân hậu Covid, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân, việc điều trị sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường như trước Covid-19.
♦ Đánh giá chức năng gan, thận và nội tiết chuyển hóa “hậu Covid-19”
Xét nghiệm AST và ALT là chỉ số men gan phản ánh tình trạng tổn thương gan.
Xét nghiệm chỉ số Creatinin là giá trị quan trọng để đánh giá chức năng thận.
Xét nghiệm chỉ số Glucose máu và HbA1c giúp phản ánh tình trạng tăng đường huyết là thoáng qua do Covid-19 hay là bệnh đái tháo đường đã có từ trước.
Điện giải đồ xác định nồng độ điện giải trong cơ thể như Natri, Kali, Canxi và nồng độ vitamin D trong máu, giúp đánh giá một số rối loạn ở tim, thận, xương…
♦ Đánh giá tình trạng tăng đông “hậu Covid-19”
Tình trạng tăng đông ở bệnh nhân Covid-19 là một vấn đề đáng ngại, nhất là những bệnh nhân Covid-19 nặng. Tình trạng tăng đông làm xuất hiện các cục máu đông hạn chế máu lưu thông, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi. Cục máu đông hạn chế dòng chảy của máu đến các bộ phận khác có thể gây tổn thương tứ chi, đường tiêu hóa hay thận.
Xét nghiệm các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng đông như D-dimer, aPTT (thời gian thromboplastin), TQ (thời gian Quick) giúp chẩn đoán tình trạng tăng đông, giúp dự đoán và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến đông máu.
♦ Đánh giá tình trạng viêm nhiễm “hậu Covid-19”
Viêm là một phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tổn thương tế bào. Tình trạng viêm trong cơ thể có thể phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang diễn ra.
Các xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng, CRP hoặc hsCRP sẽ giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm cũng như các nguy cơ tim mạch tiềm ẩn; LDH (axit lactic dehydrogenase) giúp phát hiện những tổn thương mô trong cơ thể.
♦ Đánh giá tổn thương phổi “hậu Covid-19”
Phổi là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ Covid-19. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT phổi là cách để đánh giá và theo dõi diễn biến các tổn thương ở phổi “hậu Covid-19”.
♦ Đánh giá chức năng tim và mạch máu “hậu Covid-19”
Đã có những trường hợp người bệnh Covid-19 bị đột quỵ sau khi khỏi bệnh một thời gian. Việc đánh giá chức năng tim mạch giúp dự phòng và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ. Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được sử dụng như:
Điện tim, siêu âm tim đánh giá tổn thương trên tim và tình trạng rối loạn nhịp;
MRI não, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm bụng, siêu âm mạch máu chi dưới đánh giá tổn thương tăng đông dẫn đến tắc nghẽn mạch.
Khoa Khám Bệnh và kiểm tra sức khỏe tổng quát - Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH) quy tụ đội ngũ các Bác sĩ chuyên khoa về bệnh Nội Tiết, Truyền Nhiễm, Tim Mạch, Hô Hấp, Tiêu Hóa Gan Mật, Tai Mũi Họng, Mắt, Da Liễu, Huyết Học, ....
Ngoài ra Quý khách hàng còn nhận được nhiều quyền lợi khác như:
- Thanh toán 1 tỷ/ bệnh, tất cả chi phí điều trị bệnh (covid đều được thanh toán).
- Kết hợp tích lũy và bảo vệ với quỹ lên tới 1 TỶ ĐỒNG, nằm giường 3 triệu/ ngày.
- Sử dụng dịch vụ y tế cao cấp hoàn toàn MIỄN PHÍ.
- Bảo vệ tới 75 TUỔI với thẻ y tế cao cấp.
- Chấp nhận thanh toán trên TOÀN CẦU.
- Ngoài ra di chứng biến chứng của Covid cũng đều đc thanh toán hết.
- Đặc biệt hơn khi tham gia BHNT trong tháng 3/2022, khách hàng có ngay Cơ hội trúng Ô tô Camry và xe máy SH trong đợt quay số tháng 12/2022.